PGR-8800 – Role bảo điều khiển và bảo vệ hồ quang tích hợp giám sát dòng điện
Rơ le bảo vệ hồ quang PGR-8800 được chứng nhận bởi 2 tiêu chuẩn UL và cUL đảm bảo phát hiện chính xác sự cố hồ quang đang hình thành qua đó tránh tác động nhầm nhờ kết hợp giám sát cả 2 trạng thái của ánh sáng hồ quang và dòng điện khi mới bắt đầu hình thành sự cố.
1. Mô tả
PGR-8800 là rơ le bảo vệ hồ quang dựa trên công nghệ vi xử lý nhằm hạn chế các thiệt hại do hồ quang gây ra bằng việc phát hiện ra ánh sáng của hồ quang khi mới hình thành và cắt ngay lập tức máy cắt CB đầu nguồn.
Ngoài ra, rơ le PGR-8800 có tích hợp chức năng bảo vệ quá dòng điện, dòng điện các pha thông qua biến dòng được đưa về đầu vào tín hiệu, giúp rơ le có thể giám sát liên tục. Các cảm biến ánh sáng cùng với chế độ điều chỉnh ngưỡng tác động trên rơ le phù hợp với điều kiện môi trường giúp cho giảm việc tác động nhầm.
Các cảm biến, tín hiệu đầu vào và các kết nối được giám sát trạng thái bởi rơ le đảm bảo luôn hoạt động ổn định.
Ngoài ra, chức năng dự phòng tác động đảm bảo an toàn cho hệ thống. Cổng USB cho phép việc cấu hình thông qua máy tính cũng như việc thu nhập dữ liệu hệ thống.
Hình 1: Ảnh thiết bị PGR-8800
2. Cảm biến ánh sáng
Rơ le PGR-8800 nhận cả 2 loại cảm biến dạng điểm PGA-LS10 và cảm biến dạng sợi quang PGA-LS20/PGA_LS30. Bất kỳ cấu hình kết hợp giữa 2 loại cảm biến điểm và sợi quang này đều phù hợp với rơ le.
Đèn LED hiển thị trạng thái trên bề mặt Rơ le cũng như trên cảm biến cho phép người dùng nhận biết trạng thái của cảm biến.
Hình 2: Cảm biến dạng điểm
Hình 3: Cảm biến dạng sợi quang
3. Lắp đặt cảm biến
Rơ le và cảm biến có thể dễ dàng lắp đặt ngay cả đối với các hệ thống cải tạo mà gần như không cần phải thay đổi cấu hình bố trí của tủ điện. Đối với các ứng dụng đơn giản, role có thể hoạt động ngay mà không cần phải cấu hình thông qua máy tính. Đối với hệ thống phức tạp như có nhiều nguồn cấp, việc cấu hình lại Rơ le cũng tương đối đơn giản thông qua cổng USB và phần mềm giao tiếp.
Thông thường, mỗi khoang tủ nên sử dụng 1 hoặc 2 cảm biến đảm bảo phủ được cả thanh cái dọc và ngang, khoang máy cắt và bất kì vị trí nào có nguy cơ phát sinh hồ quang. Cảm biến sợi quang có thể chạy dọc tủ và các khu vực nơi mà cảm biến điểm không tiếp xúc tới được giúp nâng cao khả năng bảo vệ của Rơ le.
Hình 4: Lắp đặt cảm biến trong tủ
4. Sơ đồ kết nối
Hình 5: Sơ đồ lắp đặt
5. Tính năng và lợi ích của thiết bị
– Thời gian tác động <1ms: Hạn chế thiệt hại do hồ quang và tai nạn lao động;
– Kết nối đa cảm biến (lên tới 24): Một rơ le có thể kết nối 6 cảm biến. Tối đa 4 rơ le PGR-8800 kết nối với nhau cho phép tới 24 cảm biến;
– Hệ thống giám sát trạng thái: Liên tục giám sát trạng thái các cảm biến đảm bảo hoạt động ổn định;
– Mạch tác động dự phòng: Mạch phát hiện hồ quang dự phòng nâng cao tính tin cậy;
– Ngưỡng cảm ứng ánh sáng tùy chỉnh: Cho phép tùy chỉnh ngưỡng cảm ứng phù hợp với điều kiện môi trường;
– Đèn hiển thị LED (trên mặt rơ le và cảm biến): 18 LED hiển thị trạng thái cảm biến và tín hiệu đầu vào/ra;
– Cảm biến dòng điện: Tín hiệu dòng của các pha được đưa vào rơ le nhằm bảo vệ quá dòng và tránh tác động nhầm;
– Cảm biến quang: Rơ le điểm và Rơ le sợi quang với ngưỡng tác động rộng và tính năng giám sát trạng thái;
– Tín hiệu đầu vào dạng số: 2 dạng cho mỗi cảm biến: cắt từ xa, hạn chế và reset;
– Chế độ vận hành: Cho phép test kiểm tra hệ thống mà không gây tác động ngoài;
– Giao tiếp qua cổng USB: Thu thập dữ liệu và cấu hình hệ thống thông qua USB mà không cần phần mềm chuyên dụng;
– Nguồn cấp đa dạng/ắc quy cấp nguồn dự phòng: Nguồn cấp 100 – 240VAC, 14 – 48VDC hoặc 110 – 250VDC. Ắc quy dự phòng 24VDC;
– Thu thập dữ liệu: Bộ thu thập dữ liệu tích hợp sẵn trong rơ le;
– Truyền thông Modbus: Giám sát từ xa các thông số, dữ liệu và reset tín hiệu dòng;
– Tác động máy cắt đầu nguồn: Trong trường hợp máy cắt tai vị trí sự cố không tác động, role sẽ gửi tín hiệu tác động lên máy cắt tổng