Hệ thống điện cách ly an toàn cho phòng mổ, ICU
Hệ thống điện an toàn cho phòng mổ, phòng chăm sóc đặc biệt
Nguồn điện cách ly y tế – Medical IPS
Căn cứ vào các tiêu chuẩn :
– TCVN 7447-7-710:2006: Tiêu chuẩn về hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà – Phần 7-710: Yêu cầu đối với hệ thống điện đặc biệt – Khu vực y tế.
– TCVN 9207:2012: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng.
– TCVN 4756 – 1989: Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
– QCVN 12:2014/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng – trong đó có phần dành riêng cho công trình y tế, bệnh viện.
Tiêu chuẩn quốc tế tương đương :
– IEC 60364-7-710:2002: Electrical installations of buidings – Part 7-710: Requirements for special installations of locations – Medical locations.
Nhằm mục đích đảm bảo an toàn điện cho bệnh nhân cũng như bác sĩ, những người tiếp xúc với các thiết bị sử dụng điện trong phòng mổ và phòng hồi sức tích cực :
Theo các yêu cầu phía trên, hệ thống tủ cấp nguồn sử dụng biến áp cách ly Y tế (hay còn gọi là tủ IPS) bao gồm các thành phần chính sau:
– Máy biến áp cách ly loại chuyên dụng trong y tế – dòng rò tối đa nhỏ, không quá 0,5mA, công suất không quá 10kVA, nguồn AC 230/230 – 115.
– Thiết bị giám sát liên tục điện trở cách điện hệ thống điện y tế, cảnh báo sớm lỗi cách điện pha đầu, cho phép biết trạng thái an toàn, sẵn sàng cho việc sử dụng hệ thống điện.
– Thiết bị tìm kiếm và xác định vị trí lỗi xuất tuyến chạm đất, khi có suy giảm cách điện, tức là có xuất hiện dòng rò tại nhánh nào đó, bộ thiết bị tìm kiếm lỗi chạm đất sẽ báo về địa chỉ chính xác của nhánh đó để khắc phục kịp thời.
– Thiết bị đóng cắt, bảo vệ – để ngắt nguồn, cách ly nhánh cấp điện khi cần thiết cho việc sửa chữa bảo dưỡng, bảo vệ trong trường hợp quá tải do lỗi trên thiết bị sử dụng điện.
– Hệ thống thiết bị kiểm tra, cảnh báo trong phòng mổ và giám sát tập trung tại phòng trực y tá – ngoài cảnh báo tại chỗ, trạng thái sẵn sàng của tủ cấp điện, các lỗi nếu có đều được truyền tới phòng trực y tá (kỹ thuật) để giám sát từ xa và có can thiệp kịp thời bời kỹ thuật viên khi cần thiết.
Tủ biến áp cách ly sẽ cung cấp điện cho toàn bộ các thiết bị bên trong phòng thuộc nhóm 2 (phòng mổ, điều trị tích cực, sinh non …) và sẽ chia ra 2 loại nguồn cung cấp :
Theo cách phân nhóm trong khu vực y tế, một tủ cấp nguồn y tế có thể bao gồm phần nguồn điện cách ly an toàn và phần nguồn thường.
– Nguồn cách ly (qua biến áp cách ly): sẽ cấp nguồn cho các thiết bị quan trọng (liên quan tới duy trì sự sống của bệnh nhân, hoặc có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân) như ổ cắm IT, tay khí, đèn mổ, dao mổ …
– Nguồn TN (không qua biến áp cách ly): sẽ cấp nguồn cho các thiết bị không quan trọng như: đèn chiếu sáng, máy vi tính, đèn đọc phim, cửa tự động …
Ngoài các yếu tố trên đây cho phần phát nguồn an toàn trực tiếp tới các thiết bị điện y tế, thì phải kể đến hệ thống cấp điện duy trì, tức là hệ thống UPS, hệ thống chuyển nguồn tự động để việc cấp điện luôn được liên tục. Với các thiết bị thuộc nhóm ưu tiên cao, nằm trong class 5 theo IEC 60364-7-710, tức là việc chuyển đổi nguồn chính sang dự phòng không được quá 5s, thì việc bắt buộc có nguồn dự phòng UPS và thiết bị chuyển nguồn tự động đáp ứng được yêu cầu chuyển dưới 5s là tối cần thiết.
Cấu hình cấp điện liên tục có thể là dự phòng đơn, dự phòng đôi, dự phòng chéo giữa các tủ với nhau v..v..
Như vậy các tủ cấp điện y tế ngày này phải đảm bảo được 2 yêu tố cấp điện liên tục và an toàn cho các thiết bị y tế quan trọng, các thông số cần đáp ứng thì đều nằm trong các tiêu chuẩn đã ban hành được liên kê ở trên
Thiết bị sử dụng :
– Biến áp cách ly IPS – ES107
– Thiết bị tự động chuyển nguồn ATICs tích hợp giám sát nguồn cách ly
– Hệ thống định vị lỗi chạm đất EDS151 chuyên cho y tế
– Thiết bị giám sát điện trở cách điện khi không sử dụng bộ tích hợp ATICs : IsoMed427-P
– Thiết bị giám sát từ xa đặt tại phòng y tá : MK2430
– Thiết bị chuyển đổi tín hiệu đưa thông số lên phòng giám sát trung tâm BMS của toà nhà COM465IP
– Bảng thông tin tập trung