Hệ thống Quản trị năng lượng và Giám sát dòng điện rò
1. Mở đầu
Quản lý năng lượng, tiết giảm điện năng; Giám sát dòng điện rò, dự báo sớm, cảnh báo và bảo vệ cháy nổ do chập điện gây ra. Chưa có khi nào cả hai nhu cầu này lại được tích hợp trong một hệ thống phần mềm quản lý tòa nhà, quản lý năng lượng dễ dàng như vậy.
2. Tại sao cần phải giám sát quản lý điện năng?
Quản lý điện năng trong các công trình Nhà cao tầng, Khách sạn, Bệnh viện và Nhà máy công nghiệp đã thành chuẩn theo luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả của theo văn bản Luật số: 50/2010/QH12
có ghi rõ:
“5. Lắp đặt thiết bị đo lường điện, nhiệt, thiết bị khống chế nhiệt độ trong phòng và thiết bị kiểm soát hệ thống cung cấp điện, nhiệt tại các vị trí trong toà nhà phù hợp với điều kiện thời tiết và mục đích sử dụng.”
- Như vậy, cần phải lắp đặt các thiết bị đo lường điện, các thiết bị đo lường điện điện tử để giám sát và quản lý hệ thống điện tiêu thụ từ đó đưa ra quyết định sử dụng, thiết bị và hoạt động tiết giảm điện năng.
3. Tại sao cần phải giám sát dòng điện rò?
Dòng điện rò trong hệ thống âm ỉ qua ngày tháng, dòng điện rò này thường nhỏ, không gây tác động đối với thiết bị bảo vệ điện, lâu ngày gặp các tác nhân như bụi, ẩm tích tụ dần, dòng điện chạy qua gây nóng và tạo tia lửa => dẫn tới hỏa hoạn.
Hình ảnh minh họa, với dòng rò khoảng 200mA nó gây nóng làm đốt sáng một bóng đèn 50W-220VAC, nhiệt này đủ gây ra hỏa hoạn.
Với các công trình lớn: Khách sạn, Nhà máy, Bệnh viện việc bảo vệ cháy nổ do điện gây ra là hêt sức cần thiết và bắt buộc do thiệt hại cháy nổ gây ra là QUÁ LỚN về Con người, Tài sản và chi phí, tổn thất do ngừng hoạt động gây ra.
Như vậy, việc giám sát quản lý dòng rò chạy trong hệ thống điện là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với nhưng tải lớn, tủ điện tổng và tầng nơi thiết bị bảo vệ không có ngưỡng bảo vệ dòng rò thấp cũng như việc cắt nguồn (ngắt Attomat) là hạn chế.
Chi tiết xin tham khảo bài viết:
https://drive.google.com/file/d/0B_UbtNBMmhUBRDJXTFN6UVM1dXM/view?usp=sharing
4. Giải pháp, thiết bị của hãng BENDER-CHLB Đức:
Hãng BENDER-CHLB Đức đửa ra giải pháp thiết bị quản lý điện năng bằng đồng hồ kỹ thuật số đa năng PEM700/500/300 và Bộ giám sát dòng rò đa kênh RCMS460/490. Tất cả các thiết bị này đều tích hợp giao thức truyền thông, mang đến khả năng kết nối và tích hợp trong hệ thống Quản lý điện năng, BMS một các đơn giản, hiệu quả và kinh tế.
Sơ đồ hệ thống giám sát dòng rò trong bệnh viện
Theo sơ đồ trên, tất cả các lộ tải quan trọng từ hệ thống tủ phân phối tổng đến các tủ điện tầng, tủ điện nhánh đều được trang bị thiết bị giám sát dòng rò RCMS. Với màn hình hiển thị LCD, các thông số được giám sát ngay tại tủ. Có thể đưa tín hiệu cảnh báo hoặc tác động cắt bảo vệ khi dòng rò vượt quá giá trị cho phép.
Tất cả các thiết bị được kết nối với nhau và đưa thông tin hiển thị lên hệ thống BMS/SCADA/DCS của Bệnh viện, Khách sạn, Trung tâm dữ liệu, Nhà máy công nghiệp…
Sơ đồ kết nối hệ thống giám sát năng lượng
Hệ thống quản lý điện năng cũng được thiết kế để giám sát toàn bộ các thông số điện năng. Cảnh báo, ghi lại các thời điểm lỗi giúp cho quá trình chẩn đoán, xử lí nhanh chóng, hiệu quả.
Sơ đồ kết nối truyền thông
5. Hiệu quả đầu tư
- Giám sát liên tục các thông số điện của hệ thống thông qua các đồng hồ KTS lắp tại các tủ phân phối tổng, tủ điện tầng. Quản lý, quản trị điện năng => tiết giảm điện năng lãng phí.
- Giám sát liên tục dòng rò điện, vị trí nhánh bị rò mà không cần cắt điện. Qua đó rút ngắn thời gian, hiệu quả trong việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống sau này.
- Thông qua các thông số hiển thị trên đồng hồ, rơle giám sát rò, có thể phát hiện sớm các lỗi quá tải, lỗi rò điện xảy ra. Nhờ đó mà có hướng xử lý tiền sự cố giảm thiểu tối đa chi phí sửa chữa, khắc phục.
- Các thiết bị được kết nối truyền thông với nhau, qua đó các thông tin được quản lý tập trung tại phòng kỹ thuật toà nhà.
6. Một số hình ảnh thực tế đã thực hiện
Đồng hồ KTS PEM giám sát quản lí điện năng, role giám sát dòng rò đơn kênh cho tủ phân phối 6kV
7. Tài liệu tham chiếu
- Quy chuẩn QCVN12:2014/BXD, TCVN7447-7-710, IEC60364-7-710
- Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả văn bản số: 50/2010/QH12